Hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm những loại giấy tờ gì?

Loading

Chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến 90% cơ hội đến với “xứ sở hoa anh đào” của bạn. Chính vì thế, hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ, các thông tin cần chính xác và thống nhất. Nếu bạn đang băn khoăn khi chuẩn bị hồ sơ du học Nhật, hãy tham khảo hướng dẫn qua bài chia sẻ dưới đây để hoàn thiện thủ tục tốt nhất.

Hồ sơ du học Nhật Bản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hồ sơ du học Nhật Bản là các loại giấy tờ và thủ tục cần thiết mà học sinh cần chuẩn bị trước khi đi du học Nhật Bản.

Hồ sơ đi du học Nhật gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, từ giấy tờ cá nhân, giấy tờ chứng minh trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ và một số loại giấy tờ khác. Thông tin trên hồ sơ cần đảm bảo tính chính xác và đồng nhất. Đây là yêu cầu quan trọng mà học sinh cần chú ý khi chuẩn bị làm hồ sơ đi Nhật.

Hồ sơ du học Nhật Bản – Các loại giấy tờ QUAN TRỌNG CẦN CÓ

Trên thực tế, việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản khá phức tạp, yêu cầu nhiều loại thủ tục cũng như giấy tờ. Điều này gây khó khăn cho rất nhiều bạn học sinh.

Một bộ hồ sơ du học Nhật Bản đầy đủ yêu cầu nhiều loại giấy tờ khác nhau, gồm:

Các giấy tờ cá nhân cần phải nộp

Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và  trên 1 mặt giấy – Tất cả các bản công chứng phải làm mới trong vòng 3 tháng trở lại đây

Các thông tin: họ tên (kể cả tên đệm), ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số CMT, ngày cấp nơi cấp CMT…của tất cả các thành viên gia đình trong các giấy tờ liên quan dưới đây phải thống nhất nhau

  1. Ảnh 3×4  (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4×6 (2 chiếc)

Số lượng: Tổng 14 chiếc

Ghi chú: Nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng và chưa sử dụng ở hồ sơ nào khác

  1. Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)

Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản photo công chứng + Bản gốc

Chú ý:

+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (Bản photo công chứng + Bản gốc)

+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (Bản photo công chứng + Bản gốc)

  1. Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3).

Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp (SV đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản photo công chứng + Bản gốc

Chú ý:

+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (Bản photo công chứng + Bản gốc)

+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (Bản photo công chứng + Bản gốc)

  1. Giấy khai sinh

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng

  1. CMND của học sinh

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.

  1. CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ

 (các trường hợp khác: anh chị em ruột của học sinh hoặc anh chị em ruột của bố mẹ)

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.

  1. Hộ khẩu có thông tin học sinh

Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh.

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng

  1. Giấy tờ người bảo lãnh:

+ Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất

+ Đối với CNVC:Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc)

+ Đối với hộ làm nông nghiệp:Sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất

Số lượng: Mỗi loại 3 bản

Ghi chú: Bản công chứng

Chú ý: Giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế

  1. Hộ chiếu

Số lượng: 1

Ghi chú: Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)

  1. Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản gốc: do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)

Một số loại giấy tờ khác (nếu có)

  1. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5)

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm

  1. Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước:

Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh

Hợp đồng Tu nghiệp

Số lượng: Mỗi loại 1 bản

Ghi chú: Bản gốc + 3 công chứng

LƯU Ý khi chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản

Một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác là yếu tố “cần và đủ” để bạn có thể vượt qua vòng xét duyệt của Đại sứ quán. Bên cạnh những loại giấy tờ cũng như thủ tục quan trọng nêu trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Chuẩn bị thật kỹ hồ sơ tốt nghiệp

Học sinh cần chuẩn bị và nộp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến trường THPT mà bạn theo học, đồng thời, cung cấp thông tin liên quan đến trung tâm tư vấn du học.
Các thông tin này cần được cung cấp chính xác vì Đại sứ quán có thể gọi điện phỏng vấn.

Nói “KHÔNG” với giấy tờ giả

Trường hợp học sinh nộp giấy tờ giả bị phát hiện sẽ bị từ chối cấp visa. Đặc biệt, phía Đại sứ quán cũng sẽ lưu thông tin cá nhân của những người liên quan để lưu ý khi cấp các loại visa khác.
Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được nộp giấy tờ giả.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí