[2025] Hangeul (한글) – Học bảng chữ cái tiếng Hàn từ A đến Z

Loading

Việc học một ngôn ngữ luôn bắt đầu bằng việc tìm hiểu bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Chữ Hàn – hay còn gọi là Hangeul, không thuộc hệ thống chữ Alphabet (a,b,c…), mà được biểu thị bằng các ký tự ㄱ ㄴ ㄷ… nên người học lúc đầu sẽ khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu ta nhận thấy rằng Hangeul thực chất là chữ biểu âm (ta có thể ghép âm như tiếng Việt – ví dụ: ㅂ [b] + ㅏ [a] = 바 [ba]), chứ không là là chữ tượng hình (như chữ Trung Quốc)). Nếu bạn là người sinh ra là để học ngôn ngữ, thì bạn hoàn toàn có thể học thuộc bảng chữ Hangeul chỉ trong 1-2 đêm.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về Hangeul.

Bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul đầy đủ và chi tiết nhất 2022

I. Sơ lược lịch sử bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

1. Bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul do ai tạo ra?

Bộ chữ được vua Sejong (vị vua thứ tư của triều đại Joseon) sáng tạo với sự góp sức của một số nhân sĩ trong Tập hiền điện. Bộ chữ viết này được hoàn thành vào khoảng cuối năm 1443, đầu năm 1444; và được ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có tên 훈민정음 (Huấn dân chính âm – nghĩa là “âm chính xác để dạy dân”)

Vua Sejong – người có công tạo nên bộ chữ Hangeul

“Huấn dân chính âm giải lệ” – Quyển sách giải thích nguyên lý và mục đích của việc tạo ra chữ Hangeul – được trưng bày tại Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia Hàn Quốc

2. Lịch sử trước khi xuất hiện bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

Cũng giống Việt Nam, lịch sử Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nên người Hàn cũng từng sử dụng Hanja (chữ Hán) trong khoảng thời gian 2000 năm.

Vào thời đại Tam quốc ở bán đảo Hàn, họ sử dụng chữ Idu và Gugyeol (cũng giống như chữ Nôm của Việt Nam). Tuy nhiên, những hệ thống chữ viết này rất phức tạp, chỉ những người có học thức, đàn ông thuộc tầng lớp Yangban (quý tộc) mới được học đọc và viết. Nên đa số người dân bị mù chữ. Thường dân không đọc được chữ, nên chịu nhiều oan ức. Thương cho dân không đọc được chữ, vua Sejong đã triệu tập những nhân sĩ trong xã hội, lập ra Tập hiền điện, nghiên cứu ngày đêm để cho ra bộ chữ mới.

Từ khi còn nhỏ, vua Sejong đã rất thích đọc sách. Ông luôn mong muốn nhân dân của mình cũng có thể đọc được sách, và học được lời dạy của những thánh nhân, thông tin sinh hoạt hằng ngày, thái độ sống đúng đắn,… Tuy nhiên, tất cả những điều đó là vô ích, vì những quyển sách đều viết bằng Hán tự chỉ có những người thành thạo Hán tự được đọc. Đó là lý do vì sao vua Sejong đã tạo ra bộ chữ mới, để con dân của vua đều đọc được chữ.

II. Nguyên lý cấu thành bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

1. Cấu tạo của hệ thống bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

  • Hệ thống chữ Hangeul hiện đang được sử dụng có 51 ký tự, trong đó:

Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Đầy Đủ, Chuẩn Cho Người Mới Học

1.1. Bảng phụ âm tiếng Hàn

Gồm 19 phụ âm cơ bản và 11 phức tự phụ âm:

  • 14 phụ âm đơn: ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ
  • 5 phụ âm kép: ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ
  • 11 phức tự phụ âm: ㄳ ㄵ ㄶ ㄺ ㄻ ㄼ ㄽ ㄾ ㄿ ㅀ ㅄ

19 phụ âm cơ bản

1.2. Bảng nguyên âm tiếng Hàn

  • 10 nguyên âm đơn: ㅏ ㅑ ㅓ ㅕ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ ㅡ ㅣ
  • 11 nguyên âm đôi: ㅐ ㅒ ㅔ ㅖ ㅘ ㅙ ㅚ ㅝ ㅞ ㅟ ㅢ

21 nguyên âm cơ bản

2. Nguyên lý sáng tạo bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

2.1. Phụ âm (자음)

Các ký tự phụ âm được cấu thành dựa theo mô phỏng các bộ phận như lưỡi, vòm miệng, răng, thanh hầu sử dụng khi tạo âm thanh.

Âm vòm mềm: ㄱ     ㅋ
  • Mẫu tự cơ bản:  là hình nhìn phía bên cạnh lưỡi khi kéo về phía vòm miệng mềm
  • Mẫu tự phái sinh:  phái sinh từ , với một nét phụ, thể hiện sự bật hơi
Âm đầu lưỡi: ㄴ     ㄷ     ㅌ     ㄹ
  • Mẫu tự cơ bản:  là hình nhìn bên cạnh đầu lưỡi khi kéo về phía răng
  • Mẫu tự phái sinh:
      •  : nét trên của  thể hiện sự kết nối chặt với vòm miệng
      •  : nét giữa của  thể hiện sự bật hơi
      •  : nét trên của  thể hiện âm vỗ của lưỡi
Âm môi: ㅁ     ㅂ     ㅠ
  • Mẫu tự cơ bản: thể hiện viền ngoài của đôi môi
  • Mẫu tự phái sinh:
    •  : nét trên của  thể hiện sự bật ra của môi, khi phát âm [b]
    •  : nét trên của  thể hiện sự bật hơi
Âm xuýt: ㅅ     ㅈ     ㅊ
  • Mẫu tự cơ bản:  thể hiện hình nhìn bên cạnh của răng
  • Mẫu tự phái sinh:
    •  : nét trên của  thể hiện sự kết nối với vòm miệng
    •  : nét trên của  thể hiện sự bật hơi
Âm thanh hầu: ㅇ     ㅎ
  • Mẫu tự cơ bản:  là đường viền của thanh hầu
  • Mẫu tự phái sinh:  nét trên của  thể hiện sự bật hơi

2.2. Nguyên âm (모음)

Nguyên âm Hangeul được tạo nên theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân (천 – 지 – 인)

  • Thiên: yếu tố bầu trời được biểu thị bằng dấu chấm tròn ()
  • Địa: yếu tố đất được biểu thị bằng dấu gạch ngang ()
  • Nhân: yếu tố con người được biểu thị bằng dấu gạch đứng ()

Ba nguyên tố này kết hợp với nhau, lần lượt tạo nên các nguyên âm Hangeul

III. Sự kết hợp nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn

1. Nguyên tắc viết Hangeul

  • Hangeul phải được viết theo thứ tự từ TRÁI sang PHẢI, từ TRÊN xuống DƯỚI
  • Mỗi một âm tiết trong tiếng Hàn được kết hợp từ các nguyên âm và phụ âm
  • Trong tiếng Việt, một nguyên âm có thể đứng độc lập. Khác với tiếng Việt, mỗi một âm tiết trong Hangeul đều phải có ít nhất 1 phụ âm đầu và 1 nguyên âm.
  Ký tự Phát âm Thứ tự viết

PHỤ ÂM

ㄱ [기역/gi-yeok] Phụ âm đầu: [k] / [g] 

Phụ âm cuối: [k]

 [니은/ni-eun] Phụ âm đầu: [n] 

Phụ âm cuối: [n]

ㄷ [디귿/di-geut] Phụ âm đầu: [t] / [d] 

Phụ âm cuối: [t]

ㄹ [리을/ri-eul] Phụ âm đầu: [r] / [l] 

Phụ âm cuối: [l]

ㅁ [미음/mi-eum] Phụ âm đầu: [m] 

Phụ âm cuối: [m]

ㅂ [비읍/bi-eup] Phụ âm đầu: [b] 

Phụ âm cuối: [p]

ㅅ [시옷/si-ot] Phụ âm đầu: [s] 

Phụ âm cuối: [t]

ㅇ [이응/i-eung] Phụ âm đầu: âm câm 

Phụ âm cuối: [ng]

ㅈ [지읒/ji-eut] Phụ âm đầu: [j] 

Phụ âm cuối: [t]

ㅊ [치읓/chi-eut] Phụ âm đầu: [j’] 

Phụ âm cuối: [t]

ㅋ [키읔/ki-euk] Phụ âm đầu: [k’] 

Phụ âm cuối: [k]

 [티읕/ti-eut] Phụ âm đầu: [t’] 

Phụ âm cuối: [t]

[피읖/pi-eup] Phụ âm đầu: [p’] 

Phụ âm cuối: [p]

 [히읗/hi-eut] Phụ âm đầu: [h] 

Phụ âm cuối: [t]

NGUYÊN ÂM

 

[a]
[ya]
[o]
[yo]
[ô]
[yô]
[u]
[yu]
[ư]
[i]
[e]
[ye]
[ê]
[yê]
[wa]
[we]
[uê]
[wo]
[wê]
[wi]
[ưi]

2. Sự kết hợp của nguyên âm – phụ âm tiếng Hàn

  • Phụ âm đầu: Tuy phụ âm có tổng cộng 51 phụ âm, nhưng chỉ có 19 phụ âm được sử dụng ở vị trí phụ âm đầu
  • Nguyên âm: Tất cả 21 nguyên âm được sử dụng
  • Phụ âm cuối (hay còn gọi là batchim – nghĩa là “giá đỡ”): Chỉ có 27 phụ âm (16 phụ âm cơ bản + 11 phụ âm phức) được sử dụng ở vị trí phụ âm cuối

IV. “Batchim” trong tiếng Hàn

27 phụ âm được sử dụng ở vị trí phụ âm cuối, và được chia thành 7 nhóm phát âm

1. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

국 [국 – guk] 국이 [구기 – gugi]
부엌 [부억 – bueok] 부엌에 [부어케 – bueoke]
밖 [박 – bak] 밖에 [바께 – bakke]
몫 [목 – mok] 몫은 [목슨 – mokseun]
읽다 [익따 – iktta] 읽으면 [일그면 – ilgeumyeon]

 

2. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

문 [문 – mun] 문이 [무니 – muni]
앉다 [안따 – antta] 앉아서 [안자서 – anjaseo]
많다 [만타 – manta] 많은 [마는 – maneun]

 

3. [ㄷ] ㄷ, ㅌ, ㅅ, ㅆ, ㅈ, ㅊ, ㅎ

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

 ㄷ 닫다 [닫따 – dat-tta] 닫으면 [다드면 – dadeumyeon]
끝 [끋 – kkeut] 끝에 [끄테 – kkeute]
옷 [옫 – ot] 옷이 [오시 – [oshi]
있다 [읻따 – it-tta] 있어서 [이써서 – isseoseo]
낮[낟 – nat] 낮에 [나제 – naje]
꽃 [꼳 – kkot] 꽃이 [꼬치 – kkochi]
놓다 [녿타 – not-ta] 놓으면 [노으면 – noeumyeon]

 

4. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

별 [별 – byeol] 별이 [벼리 – byeo-li]
넓다 [널따 – neol-tta] 넓어서 [널버서 – neolbeoseo]
핥다 [할따 – haltta] 핥은 [할튼 – halteun]
끓다 [끌타 – kkeulta] 끓으면 [끄르면 – kkeureumyeon]

 

5. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

몸 [몸 – mom] 몸이 [모미 – momi]
삶 [삼 – sam] 삶은 [살믄 – salmeun]

 

6. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

답 [답 – dap] 답은 [다븐 – dabeun]
앞 [압 – ap] 앞에 [아페 – ape]
없다 [업따 – eoptta] 없어서 [업서서 – eopseoseo]
읊다 [읍따 – euptta] 읊으면 [을프면 – eulpeumyeon]

 

7. [

Phụ âm Phát âm Ví dụ  

(khi nối âm)

강 [강] [gang] 강이 [강이] [gang-i]

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí