Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm năm 2025

Loading

Chi phí du học Hàn Quốc là vấn đề quan trọng hàng đầu khiến nhiều du học sinh dễ chùn bước. Song đừng để điều này trở thành rào cản chắn bước tương lai chinh phục đỉnh cao trí thức của bạn. Đặt lên “bàn cân” so sánh, chi phí du học Hàn Quốc tương đối thấp hơn so với các quốc gia như Mỹ, Úc, Châu Âu… Chính vì thế, việc học tập tại Hàn Quốc cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bạn còn thể làm thêm ngoài giờ HỢP PHÁP để kiếm thêm thu nhập. Cụ thể như thế nào, hãy cùng JVGROUP tìm hiểu du học Hàn Quốc vừa học vừa làm là gì nhé!

I. Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm, tại sao không?

Năm 2022, GDP của Hàn Quốc đứng thứ 10 thế giới với 1,680 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cùng năm đạt khoảng 31.000 USD. Đồng thời, quốc gia này cạnh tranh trực tiếp với ông lớn trong khối quốc gia G7 là Italia. Các tập đoàn danh tiếng của thế giới cũng xem Hàn Quốc là thị trường kinh doanh đầy tiềm năng để đầu tư. Trong tình hình thị trường việc làm đang trở nên năng động, cơ hội du học Hàn Quốc vừa học vừa làm cũng là một yếu tố thu hút các du học sinh.

Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm là gì?

Trên thực tế, không có chương trình chính thống nào về du học Hàn Quốc vừa học vừa làm. Thực chất, “làm” ở đây là làm thêm hợp pháp để kiếm thêm thu nhập. DHS có thể tự tìm việc làm hoặc được bạn bè giới thiệu. Ở những trường giới thiệu du học Hàn Quốc vừa học vừa làm chủ yếu là các Trường cao đẳng, với chương trình học không quá nặng, giảm bớt áp lực học tập, giúp du học sinh có nhiều thời gian để làm thêm.

Miễn sao, các bạn không bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp. Việc học vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất mà các bạn cần phải thực hiện. Theo quy định của chính phủ, sau 6 tháng nhập cảnh Hàn Quốc, DHS mới được phép đi làm thêm. Do đó, các bạn cũng cần phải chú ý mốc thời gian để không xảy ra những sự cố không mong muốn và ảnh hưởng đến gia hạn visa.

Lý do không nên bỏ qua du học Hàn Quốc vừa học vừa làm

  • Giảm bớt gánh nặng chi phí du học. Mức lương tối thiểu của người lao động tại Hàn trong năm 2023 là 9.620 KRW/1 giờ. Tuy nhiên, tùy vào khả năng tiếng Hàn, du học sinh có thể có mức lương cao hơn từ 10.000 – 12.000 KRW/ 1 giờ.
  • Các bạn DHS có visa D4-1 được làm thêm tối đa 20h/1 tuần và có visa D2 thì tối đa 25h/1 tuần. Đó là chưa kể đến những ngày lễ, kỳ nghỉ hay cuối tuần. Thế nên, thu nhập các bạn nhận được trong một tháng không hề nhỏ, đủ giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt. Với các bạn DHS là nghiên cứu sinh hay có chuyên môn cao, con số bạn kiếm được càng hấp dẫn hơn!
  • Cơ hội hòa nhập cuộc sống tại Hàn Quốc. Du học Hàn Quốc thực chất cũng như là một môn học “bắt buộc” dành cho DHS. Bạn sẽ được học về văn hóa, xã hội, kinh tế… mà không cần thông qua bất cứ giáo án nào. Những trải nghiệm 1-0-2 này là chất xúc tác giúp DHS trưởng thành nhanh nhất trên con đường du học. Việc phát triển bản thân và các mối quan hệ xã hội còn giúp bạn tìm được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.

II. Điều kiện du học Hàn Quốc vừa học vừa làm

Hiện này có hai hình thức Visa cho phép du học sinh đi làm sau 6 tháng nhập học.

1. Visa D4-1

Đây là loại visa phổ biến nhất trong phương thức xét tuyển du học Hàn Quốc. Visa này dành cho hệ học tiếng, dự bị Đại học. Yêu cầu chung của loại visa D4-1 là:

  • DHS và bố mẹ mang quốc tịch nước ngoài
  • Tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học không quá 2 – 3 năm
  • Điểm trung bình học bạ 3 năm THPT > 6.0 (đối với trường hợp < 6.0 liên hệ Zila để được tư vấn)
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Sổ ngân hàng tối thiểu 10.000$ (gửi trước 6 tháng, kỳ hạn tối thiểu 1 năm. Một số trường bắt buộc phải làm sổ đóng băng 10,000$ tại các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam (Woori, Hana, Shinhan,…)
  • Người thân (nằm trong sổ hộ khẩu) hiện không bất hợp pháp tại Hàn Quốc
  • Không bị cấm xuất nhập cảnh

Sau khi hoàn thành chương trình học và đạt được TOPIK 3, DHS có thể tiếp tục đăng ký vào chuyên ngành tại Hàn Quốc.

Visa D4-1 cho phép DHS làm thêm sau khi nhập cảnh 6 tháng và số giờ lên lớp phải đạt 90% trở lên. Để đăng ký đi làm thêm, DHS phải nộp đơn đăng ký ở trường và Văn phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tại địa phương. Thời gian tối đa được đăng ký làm thêm là 20h/tuần (từ thứ 2 – thứ 6). Và số giờ làm thêm còn tùy thuộc cấp độ bằng TOPIK sinh viên có được. Những ngày thứ 7, Chủ nhật, kỳ nghỉ lễ được làm việc không giới hạn thời gian.

Công việc yêu cầu sử dụng Tiếng Hàn ở mức TOPIK 2 dành cho DHS Visa D4-1 là:

  • Nhân viên phục vụ quán ăn, nhà hàng
  • Nhân viên rửa chén bát
  • Nhân viên lau dọn…

Các trường Đại học Hàn Quốc cũng thường tuyển sinh viên làm việc tại trường như:

  • Dọn dẹp, phục vụ
  • Nhân viên thư viện….

Các việc làm tại trường được sinh viên săn đón nhiều nên thường nhanh hết chỗ. Tại những vùng nông thôn còn có những công việc như chế biến hải sản, thu hoạch nông sản, chế biến trái cây ở nông xưởng…

2. Visa D2

Visa D2 dành cho sinh viên Đại học, nghiên cứu sinh sau Đại học. Trong loại Visa này lại được chia ra nhiều hình thức tùy theo đối tượng, cụ thể:

  • Visa D2-1: Du học hệ Cao đẳng, tốt nghiệp THPT điểm trên trung bình. Tuổi từ 18-30.
  • Visa D2-2: Du học hệ Đại học, có bằng THPT trở lên với học lực trên mức khá và tốt nghiệp không quá 3 năm. Một số chuyên ngành đặc biệt có thể yêu cầu TOPIK 4 hoặc IELTS 5.5 trở lên.
  • Visa D2-3: Du học Thạc sĩ, đã tốt nghiệp Đại học, bố mẹ không có quốc tịch Hàn Quốc, độ tuổi từ 22 -35 tuổi, TOPIK 4 hoặc 5. Ngành học bằng tiếng Anh phải có TOEFL iBT 80, IELTS 6.0, TEPS 551 (New TEPS 298) trở lên.
  • Ngoài ra còn có các hình thức Visa D2-4, D2-5, D2-6… với những đối tượng ít phổ biến hơn.

Các Visa diện D2 được phép đi làm thêm sau 6 tháng nhập học. Ngay khi có thẻ người nước ngoài và nộp đơn đăng ký với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, DHS hoàn toàn được phép làm thêm. Khác với hệ học tiếng Visa D4-1, DHS Visa D2 được làm thêm tối đa 25h/1 tuần. Các ngày cuối tuần, kỳ nghỉ và dịp lễ được làm không giới hạn thời gian.

Một số công việc yêu cầu Tiếng Hàn từ TOPIK 3 trở lên dành cho du học sinh Visa D2:

  • Làm việc ngay tại trường: Trợ giảng, trợ lý giáo sư, thu ngân, hỗ trợ các phòng ban tại trường…
  • Thu ngân siêu thị, nhân viên bán hàng, lễ tân khách sạn, tư vấn viên, nhân viên siêu thị, nhân viên khu vui chơi…
  • Hướng dẫn viên du lịch, gia sư tiếng Việt hoặc tiếng Hàn cho người bản địa…

Các bạn hãy nhớ rằng, khả năng giao tiếp ngôn ngữ càng cao thì cơ hội làm thêm càng được mở rộng.

Các hình thức tìm việc làm thêm cho du học sinh Hàn Quốc vừa học vừa làm

  • Bạn bè: Mở rộng mối quan hệ của bản thân là một việc làm không bao giờ dư thừa. Đặc biệt là khi bạn ở nơi xứ người thì điều này càng quan trọng hơn. Ngoài kết nối giới thiệu việc làm, những băn khoăn bỡ ngỡ ban đầu sẽ được giải đáp nếu có sự kết nối rộng rãi. Đừng thụ động mà hãy mạnh dạn kết bạn với mọi người, kể cả mối quan hệ với những người bạn Hàn Quốc.
  • Trung tâm giới thiệu việc làm: Mỗi trường Đại học tại Hàn Quốc đều có trung tâm giới thiệu việc làm để hỗ trợ DHS tìm việc làm thêm. Các nhân viên của trung tâm cũng rất sẵn lòng chỉ dẫn giấy tờ cho DHS để đăng ký làm thêm.
  • Hội chợ việc làm: Đây là một hình thức tuyển dụng khá phổ biến ở Hàn Quốc. Người tìm việc sẽ có cơ hội gặp gỡ các nhà tuyển dụng. Đôi khi ứng viên sẽ được phỏng vấn tại chỗ và nhận làm việc ngay. Các bạn nên chuẩn bị sẵn sơ yếu lí lịch và giấy giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn khi tham gia hội chợ việc làm.
  • Các trang mạng, app: Một số trang web hay app tìm việc làm phổ biến tại Hàn Quốc như Samsung CareersJob KoreaAlbamon

III. Một số lưu ý khi du học Hàn Quốc vừa học vừa làm

1. Không được tự ý làm thêm

Các DHS nên lưu ý rằng KHÔNG ĐƯỢC làm thêm khi chưa được cấp giấy phép cần thiết. Nếu bị phát hiện, du học sinh có thể bị phạt tiền khá cao và đuổi về nước. Thông thường khi mới nhập học tại Hàn Quốc, du học sinh nên chuẩn bị sẵn cho bản thân một số tiền đủ để chi trả tiền nhà, phí sinh hoạt, phí mua sắm… tùy thuộc vào khu vực du học. Bởi vì theo quy định, bạn chỉ được làm thêm sau 6 tháng kể từ khi nhập cảnh.

2. Chú trọng việc học tập

Mục tiêu quan trọng nhất của việc du học là HỌC TẬP. Các trường Đại học Hàn Quốc rất gắt gao kiểm soát du học sinh trong vấn đề vừa học vừa làm. Các trường Đại học danh tiếng có hẳn quy định trừ điểm khi du học sinh vắng mặt hoặc đi trễ quá số buổi quy định để bảo đảm thứ hạng đào tạo cho trường. Trường hoàn toàn có thể tước quyền làm thêm của sinh viên nếu DHS không đạt được số điểm tối thiểu. Trường hợp nặng hơn, DHS có thể bị đình chỉ học tập và phải quay về nước. Một số trường đại học ở Hàn Quốc cũng có quy định kiểm tra ngay tại nơi làm việc của DHS.

3. Chủ động tìm kiếm việc làm vào ngày nghỉ

Các kỳ nghỉ giữa các học kỳ khá dài, kéo dài từ 1 – 2 tháng. Nếu DHS có thể tìm được việc làm thêm trọn thời gian trong các kỳ nghỉ thì hoàn toàn có đủ chi phí sinh hoạt. Thậm chí, bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để đóng học phí. Hãy tranh thủ tìm việc trước các kì nghỉ để tránh tình trạng hết việc hoặc làm những công việc không phù hợp với bản thân.

4. Cảnh giác các nguồn tìm kiếm việc làm

Các hình thức quảng cáo việc làm béo bở với mức lương siêu cao thường thu hút các DHS rất mạnh mẽ. Tuy nhiên hãy chọn những nơi giới thiệu việc làm có uy tín để đăng ký, tránh các trường hợp bị rơi vào bẫy lừa tiền, bắt cóc, buôn người. Ngoài ra, JVGROUP khuyến khích các du học sinh nên đi xin việc làm theo nhóm từ hai trở lên bất kể nam hay nữ.

 

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí