Sau khi nhận kết quả COE, hẳn có nhiều bạn trượt COE vẫn không hiểu lý do vì sao mình bị trượt và hoang mang không biết liệu trượt COE có xin lại được không. Tất cả những băn khoăn của các bạn sẽ được JVGROUP giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. COE LÀ GÌ? GIẢI MÃ LÝ DO TRƯỢT COE
COE là giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho du học sinh, được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, nhằm xác nhận về tư cách lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật. COE là loại giấy tờ bắt buộc và “đặc biệt quan trọng” khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong thời gian dài hơn 3 tháng.
Tuy nhiên, từ ngày 4/1/2018, Chính phủ Nhật đưa ra chính sách giảm bớt số lượng du học sinh quốc tế nhằm hạn chế tình trạng DHS trốn học làm thêm. Vậy nên việc xét COE cho các hồ sơ du học Nhật Bản ngày càng được Cục xuất nhập cảnh thắt chặt hơn. Vì lẽ đó, sẽ ngày càng có nhiều trường hợp bị trượt COE Visa du học Nhật Bản hơn.
1.1 Phiếu báo lý do trượt COE
Trong trường hợp hồ sơ của bạn bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu báo lý do trượt COE với nội dung như phía dưới:
Phiếu trên bao gồm những thông tin:
- Mã hồ sơ: mã hồ sơ đăng ký du học của bạn
- Quốc tịch: quốc tịch trên giấy khai sinh của bạn
- Tên học sinh: họ tên đầy đủ của bạn
- Mã lý do trượt: mã lý do trượt COE (lý do này sẽ được ghi dưới dạng mã số và để rõ chính xác lý do trượt là gì bạn phải tra mã trên ở bảng lỗi trượt COE bên dưới)
VD: Nếu hồ sơ bị từ chối vì lỗi 4F có nghĩa hồ sơ bị từ chối vì lý do về vấn đề chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập.
1.2 Bảng lý do trượt COE chi tiết
Với những bạn đã từng trượt COE hoặc những bạn muốn du học Nhật Bản nhưng lo lắng về vấn đề COE, các bạn có thể tìm “phương thuốc chữa nỗi sợ COE”
a. Bảng mã lỗi trượt COE chi tiết
STT | Ký hiệu | Lý do trượt COE | ||
1 | Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng | |||
A | Có tiền sử đã từng xuất cảnh | |||
B | Có tiền sự bị trục xuất | |||
C | Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt | |||
D | Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây | |||
2 | Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin cậy | |||
A | Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
B | Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
C | Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ | |||
3
|
Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập | |||
A | Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập | |||
B | Không có đầy đủ bằng chứng về ý chí, năng lực học tập | |||
C | Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật | |||
D | Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực học tập tiếng Nhật | |||
4 | Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp. | |||
A | Bằng tốt nghiệp | G | Học bạ | |
B | Chứng nhận học tiếng Nhật | H | Chứng nhận sinh viên | |
C | Bản công chứng | I | Giấy khai sinh | |
D | Sơ yếu lý lịch | J | Sổ hộ khẩu, | |
E | Chứng minh số dư ngân hàng | K | Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút | |
F | Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập | L | Giấy tờ khác… | |
5 | Nộp thiếu hồ sơ | |||
Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh. |
- Trường hợp 2: Không được thừa nhận việc phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 7, khoản 1, mục 2 của Pháp lệnh về kiểm soát xuất nhập cảnh và người tị nạn liên quan đến tư cách lưu trú khi đi du học Nhật Bản.
STT | Ký hiệu | Lý do trượt COE |
6 | Liên quan đến người bảo lãnh | |
A | Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí khi học tập và sinh hoạt tại trường Nhật | |
B | Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học (quá trình hình thành tài sản). | |
C | Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy. | |
D | Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh | |
7 | Lý do khác |
b. Những lỗi trượt thường gặp của Du học sinh Việt
1 | Ngân hàng Có thể chỉ trượt vì xác nhận số dư, có thể vì cả xác nhận số dư và số tài khoản |
1. Xác nhận số dư không sử dụng Form mẫu chung của ngân hàng. 2. Xác nhận số dư không có thông tin địa chỉ, số điện thoại, Swift code ngân hàng. 3. Thông tin trên xác nhận số dư sai (sai tiếng Anh, sai cách ghi tỷ giá,..). 4. Ngân hàng không uy tín. 5. SAi mã Swift code ngân hàng. 6. Trên xác nhận số dư thiếu chữ ký của người bảo lãnh. 7. Cục Xuất nhập cảnh điều tra qua điện thoại. |
2 | Xác nhận thu nhập, công việc, thuế | 1. Thông tin công ty (địa chỉ, giám đốc, thời gian tìm việc,..) giữa đơn xác nhận và trang thuế không khớp nhau. 2. Người bảo lãnh không có mã số thuế hoặc có 2 mã số thuế cá nhân. 3. Bản dịch sai. 4. Điều tra qua điện thoại. 5. Không nộp được xác nhận từ Chi cục thuế. |
3 | Biên bản hình thành tài sản | 1. Không kê khai chi tiết số liệu. 2. Không đủ thuyết phục, thể hiện được tiềm năng tài chính của người bảo lãnh. |
4 | Giấy chứng nhận tốt nghiệp | Thiếu chữ ký của học sinh, thiếu mục số ở mép trên cùng bên trái. |
5 | Học bạ | 1. Thiếu dấu/chữ ký của Hiệu trưởng ở trang số 1. 2. Mục khen thưởng bị bỏ trống. 3. Điểm nghề và chứng chỉ nghề. 4. Bất kỳ điểm bất thường nào khác trong học bạ (con dấu nhà trường, tên trường, ảnh học sinh,..). |
6 | Sổ hộ khẩu | 1. Thiếu chữ ký và ghi rõ họ tên của cán bộ đăng ký. 2. Ghi bổ sung thông tin vào trong sổ hộ khẩu nhưng không có dấu đỏ đóng vào chỗ ghi bổ sung. |
7 | Giấy khai sinh | 1. Không có chữ ký của người đi khai sinh. 2. Thiếu thông tin của cha hoặc mẹ. |
8 | Năng lực tiếng Nhật | Không có chứng chỉ hoặc chứng chỉ có TOP J C, B,.. Có phụ thuộc vào uy tín của từng trường với Cục Xuất nhập cảnh. |
9 | Xác nhận quan hệ nhân thân | Xác nhận quan hệ nhân thân không phải do UBND phát hành |
10 | Sơ yếu lí lịch | 1. Sai thời gian làm đơn trong cam kết chi trả. 2. Khai sai nghề nghiệp bố mẹ. 3. Thời gian học tiếng Nhật trong đơn nhập học, sơ yếu lý lịch, xác nhận học tiếng không đồng nhất. 4. Có anh/chị em ruột sống tại Nhật không lại khai sống ở Việt Nam. |
II. TRƯỢT COE CÓ XIN LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Trượt COE hoàn toàn có thể xin lại được. Nếu có quyết tâm và mong muốn học tập thật sự tại đất Nhật thì cơ hội du học Nhật Bản vẫn sẽ rộng mở với bạn. Hãy theo dõi bảng lỗi trượt COE của các Cục dưới đây để khắc phục lỗi sai vào lần làm hồ sơ tiếp theo bạn nhé.
Trong hơn 12 năm làm trong lĩnh vực du học, Jellyfish Vietnam đã tiếp nhận rất nhiều hồ sơ của các bạn học sinh tìm đến tư vấn sau khi bị Cục đánh trượt COE. Sau khi trượt COE hầu hết các bạn đều hoang mang, buồn bã và lo lắng khi cho rằng cơ hội du học Nhật Bản sẽ đóng lại với mình. Tuy nhiên, điều các bạn cần làm lúc này là bình tĩnh và đưa ra phương án xử lý vấn đề.
*** Tuy nhiên, một số lỗi COE như: làm giả bằng cấp, không khai báo tiền sử xuất cảnh hoặc từng bị trục xuất, có tiền sử học tập không tốt, không chứng minh được lý do du học chính đáng, … cơ hội xin được COE vô cùng mỏng manh và dường như là 0%
Những việc cần làm sau khi trượt COE:
1. Xác định rõ lý do trượt COE là gì
Sau khi nhận được phiếu trượt COE từ Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, bạn cần phải xác định được lý do chính xác dẫn đến nguyên nhận bị Cục từ chối cấp COE là gì. Phải hiểu rõ nguyên nhân thì bạn mới có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề triệt để được.
2. Liên hệ tới những công ty tư vấn du học uy tín và chuẩn bị hồ sơ cẩn thận
Đối với những trường hợp hồ sơ bị trượt COE, các bạn cần phải đợi ít nhất 6 tháng sau mới có thể tiếp tục apply xin COE. Trong thời gian này, các bạn hãy tìm một công ty tư vấn du học Nhật Bản thực sự uy tín và có trong danh sách những công ty được Cục xuất nhập cảnh đánh giá tốt và được ủy quyền xin visa du học Nhật Bản.
Bạn cũng nên giữ lại giấy tờ của lần xin COE của lần trước trước và chuẩn bị thật kỹ cho việc giải trình với Cục về lý do bị từ chối cấp COE trong lần trước.
3. Nâng cao khả năng tiếng Nhật và thể hiện rõ mong muốn du học
Lý do Chính phủ Nhật đưa ra chính sách giảm lượng du học sinh trên đất Nhật bởi vì sự gia tăng của những trường hợp du học sinh trốn học làm thêm. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được mong muốn du học thực sự cùng với mức độ nghiêm túc của bạn trong việc học tiếng Nhật, Cục cũng sẽ dễ dàng cấp COE cho bạn hơn.
Để chứng minh điều đó, tốt nhất bạn nên tập trung nâng cao khả năng tiếng Nhật và thi lấy một chứng chỉ tiếng Nhật cao hơn chứng chỉ trong lần apply trước.
LÝ DO JVGROUP LÀ TRUNG TÂM DU HỌC NHẬT UY TÍN NHẤT HIỆN NAY
JVGROUP hiện là một trong những trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín nhất hiện nay, là đối tác tuyển sinh của hơn 200 trường Nhật Bản và cũng là trung tâm hiếm hoi với 100% vốn từ công ty Nhật.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm hồ sơ du học Nhật, xử lý các hồ sơ khó, làm lại hồ sơ đã trượt COE trước đó, JVGROUP luôn tự tin với tỉ lệ đậu COE xấp xỉ 100%. Trung tâm đã từng xử lý nhiều hồ sơ bị trượt COE, thậm chí trượt COE 2 lần trước đó.
Tổng kết
Du học Nhật Bản là ước mơ của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, những sự hoang mang về trượt COE lẫn sự lo sợ không còn cơ hội du học sau khi trượt COE khiến không ít bạn nản chí và muốn từ bỏ. Nhưng! Vấn đề gì cũng sẽ có cách giải quyết của nó nếu các bạn thực sự quyết tâm. Hãy để JVGROUP Vietnam giúp bạn vượt qua những khó khăn và đồng hành cùng ước mơ du học Nhật Bản của bạn.